Thiết bị điện ở văn phòng nơi làm việc là một trong những yếu tố rất quan trọng, nó bao gồm hệ thống đèn chiếu sáng, các ổ cắm điện để cung cấp điện cho các thiết bị trong văn phòng vì thế mà nó có ảnh hưởng rất lớn đến không gian và năng suất làm việc của nhân viên.
Văn phòng công ty tôi mới thiết kế lại hệ thống điện với mục đích tận dụng hiệu quả nguồn ánh sáng thiên nhiên và giảm thiểu ảnh hưởng ô nhiễm ánh sáng. Bên cạnh đó hệ thống đường dây điện được thiết kế lại cho khoa học, giảm thiểu rủi ro cháy nổ và đảm bảo tính thẩm mỹ của văn phòng làm việc.
Cùng với hưởng ứng phong trào tiết kiệm năng lượng để cho một tương lai tốt đẹp và không ô nhiễm, Giám Đốc Nguyễn Anh Tuấn đã quyết định thay mới toàn bộ bóng đèn tiết kiệm điện của nhà cung cấp hàng đầu thế giới hiện nay Philips. Sau khi thi công xong thì có một số điều mà tôi là người trực tiếp tham gia làm lại hệ thống điện rút ra được: " Để bắt hệ thống điện cung cấp đèn bật sáng và có ổ cắm điện để sử dụng các thiết bị thì quá đơn giản, việc khó ở đây là
thiết kế và thi công điện văn phòng như thế nào để có hệ thống đèn chiếu sáng và các ổ cắm điện trong văn phòng ở những địa điểm hợp lý, phù hợp với cấu trúc của văn phòng . Khi bước vào một văn phòng có hệ thống điện hiện đại và tiện lợi, trong mắt một vị khách sẽ làm tôn lên sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp đó, còn với những nhân viên sẽ làm cho họ thấy thỏa mãn với lượng ánh sáng vừa đủ và có thể dễ dàng sử dụng các thiết bị điện tiện lợi trong không gian làm việc của mình, nhờ đó mà năng suất làm việc tăng lên”.
Trong quá trình thi công điện phải kết hợp nhịp nhàng và song song với quá trình xây dựng văn phòng. Dưới đây là quy trình chuẩn bị và thi công điện văn phòng được các nhà thiết kế và thi công điện áp dụng:
Bước 1: Thiết kế điện văn phòng
Thiết kế điện văn phòng là bước quan trong góp phần tạo nên sự thành công cho quá trình thi công điện. Với một doanh nghiệp việc
thi công điện văn phòng không chỉ là thi công điện để có thể có đèn chiếu sáng hay điện để dùng mà còn phải làm thế nào để có lượng ánh sáng vừa đủ, các hệ thống điện hợp lý và tăng lên độ thẩm mỹ cho văn phòng đó mới là điều cần thiết. Vì thế mà trước khi thi công chúng ta cần nhờ đến các nhà kiến trúc sư chuyên về thiết kế và thi công điện thiết kế lên bảng vẽ chi tiết sau đó trong quá trình thi công chúng ta chỉ cần dựa theo bảng vẽ đã được nhà đầu tư xét duyêt đồng ý để thực hiện.
Bước 2: Chọn vật liệu và dụng cụ thi công:
Chất lượng của việc thi công điện còn phụ thuộc không nhỏ vào quá trình chọn vật liệu và dụng cụ thi công. Với những văn phòng doanh nghiệp chúng ta nên chọn những sản phẩm thiết bị điện đẹp, tốt, có độ bền và có tính năng tiết kiệm điện để tạo nên lợi ích tối đa cho doanh nghiệp. Dụng cụ thi công phải được trang bị hiện đại để quá trình thi công nhanh chóng, hiệu quả và có tính thẩm mỹ cao.
Bước 3: Bắt đầu tiến hành thi công điện với việc chạy ống điện âm tường và chạy ống điện âm sàn bê tông.
• Chạy ống điện âm tường:
Để đảm bảo vẻ mỹ quan của văn phòng thì các nhà thi công điện văn phòng đều thực hiện thi công điện âm tường. Đầu tiên chúng ta định vị trí, chiều dài, cao, bề rộng đường cắt trên tường rồi tiến hành cắt tường theo vị trí đã định. Sau đó lắp đặt ống điện, đóng lưới tường những đường đã cắt đề phòng tường nứt về sau theo đường ống điện.
• Chạy ống điện âm sàn bê tông:
Ở bước này chúng ta làm dấu các vị trí hộp Box trung gian trên sàn cốt pha. (bước này được thực hiện khi quá trình xây dựng văn phòng ở giai đoạn xong cốt pha sàn). Bây giờ chúng ta đặt Box theo vị trí đã định rồi dùng ống điện kết nối các hộp Box lại. Sau bước này, chúng ta đã hoàn thành giai đoạn tạo đường dẫn ống điện nguồn cho các thiết bị.
Lưu ý nhỏ là ống điện âm sàn này được lắt đặt khi ở bước đầu của đổ sàn bê tông nên trong quá trình tiến hành đỗ tiếp bê tông sàn thì cần có người trực để xử lý các sự cố như bể ống, dẹp ống,….một cách kịp thời.
Bước 4: Thông ống và kéo dây điện
Sau khi hoàn thành ống điện âm tường và âm sàn thì chúng ta tiến hành thông ống và kéo dây điện. Dùng dây ni lông luồn vào ống điện, kéo dây nguồn và điều khiển cho các thiết bị. (Để dễ dàng kiểm tra và sửa chữa sau này, khi kéo dây chúng ta nên làm dấu từng tuyến, theo màu và pha).
Bước 5: Tiến hành kiểm tra dây và lắp thiết bị điện.
Khi kéo dây xong thì chúng ta nên kiểm tra xem trong quá trình kéo điện dây điện có bị hư hỏng gì không, sau đó mới tiến hành lắp đặt thiết bị điện và vận hành thử.
Bước 6: Lắp đặt tủ điện
Sau khi hoàn thành hệ thống điện thì chúng ta bắt đầu tiến hành lắp tủ điện như trong bảng vẽ đã được nhà thi công điện văn phòng và chủ đầu tư nhất trí. Lắp đặt các thiết bị vào tủ và lắp tủ ở vị trí hợp lý của văn phòng rồi tiến hành kết nối các đầu cáp vào – ra tủ (lưu ý, sau khi lắp đặt tủ điện xong chúng ta cần kiểm tra thứ tự pha và độ an toàn điện).
Cuối cùng chúng ta kiểm tra toàn bộ hệ thống để bàn giao, đảm bảo hệ thống điện vận hành tốt và an toàn với việc dùng đồng hồ đo điện trở cách điện, kiểm tra thông mạch tất cả các dây dẫn, chú trọng vào yếu tố thẩm mỹ của hệ thống.
Tuân thủ quy trình, cẩn thận tỉ mỉ trong từng bước sẽ giúp bạn thi công điện văn phòng thành công với đảm bảo an toàn với chất lượng điện tốt và có tính thẩm mỹ cao.
(theo internet)