Hướng dẫn cài đặt bộ trung tâm báo trộm qua điện thoại AL46-GSM
Hướng dẫn cài đặt bộ trung tâm báo trộm qua điện thoại GSM
Vui lòng KHÔNG gọi điện tư vấn kỹ thuật.
Công ty chỉ hỗ trợ khách hàng sử dụng sản phẩm do cty cung cấp
1. Cài số điện thoại
để cài đặt Số điện thoại cần gọi đến khi có sự cố ta thao tác như sau:
Soạn tin : 8888#1Số điệnthoại thứ nhất# gửi tới số của SIM trong bộ trung tâm.
Trong đó 8888 là mật khẩu cài đặt, 1 là số điện thoại thứ nhất, để cài thêm ta có thể thay số 1 bằng số 2...đến 6 tương ứng 6 số điện thoại.
Để sóa bỏ số điện thoại thứ nhất soạn: 8888#1# gửi tới số trung tâm, số tiếp theo 8888#2#... 8888#6#
*VD: Số trong thiết bị trung tâm là 0912333444. Để cài số 0986888666 vào thiết bị ta soạn tin:
8888#10986888666# gửi tới 0912333444. Cài thêm số 09011223344 ta soạn tin 8888#209011223344
2. Điều khiển bằng điện thoại từ xa
- Cách sử lý khi có báo động gọi đến điện thoại của bạnKhi hệ thống gọi tới số điện thoại của bạn, nhấn nút nghe bình thường nhấn nút loa ngoài trên điện thoại để dễ điều khiển.
-Bạn có thể tắt hẳn báo động bằng cách nhấn phím số 4#.
-Nếu muốn tắt báo động và bật chế độ chờ báo động mới nhấn 45#
- Tắt bật thiết bị từ xa bằng điện thoại:
Dùng điện thoại gọi đến số điện thoại của bộ chống trộm sau khi nghe thấy tiếng beep nhấn: 00005# để bật hệ thống từ xa, nhấn 00004# để tắt hệ thống từ xa. (0000 là một trong 2 mật khẩu mặc định bộ báo trộm)
*Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng tin nhắn để tắt bật hệ thống bằng lệnh sau:
3. Cài thêm điều khiển và cảm biến
4. Cài đặt khác
- CHÚ THÍCH CÁC TÍN HIỆU TRÊN THIẾT BỊ TRUNG TÂM
- CHÚ Ý:
CHÚ THÍCH:
- BTT: bộ trung tâm.
- ARM: trạng thái mở báo động, đèn ARM sáng liên tục, hoặc chớp tắt liên tục.
- DISARM: trạng thái tắt báo động, chỉ có đèn POWER chớp tắt liên tục, các đèn khác tắt.
- Nút SET: đây là nút dùng để cài đặt cho BTT, nằm sau lưng máy gần anten.
- Z: Zone, vùng bảo vệ.
- Kí hiệu -gt;: ám chỉ thao tác nhấn nút tiếp theo trên bàn phím điện thoại khi ta thao tác điều khiển BTT bằng điện thoại. Tách các hành động cho quý khách hàng dễ hiểu.
- Kí hiệu +: thể hiện tách cấu trúc SMS cho quý khách hàng dễ hiểu. Không ghi vào khi SMS.
HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT CHI TIẾT
1. RESET BTT VỀ TRẠNG THÁI BAN ĐẦU:
Chuyển công tắc pin dự phòng về OFF, rút dây nguồn ADAPTOR, nhấn giữ nút SET và đồng thời gạt công tắc pin dự phòng về ON hoặc cắm nguồn ADAPTOR lại, đèn Z1 sáng, sau 03 giây nghe tiếng Bíp kéo dài, đèn từ Z1 - Z6 sáng chớp tắt lần lượt, hệ thống báo
"SYSTEM DISARM" là đã thao tác reset thành công.
2.1.1 VÀO TRẠNG THÁI SETTING CỦA BTT:
Đây là bước để cài đặt REMOTE và các thiết bị dò vào hệ thống. Khi thiết bị đang DISARM, nhấn nút SET 1 lần, BTT phát tiếng bip, đèn ARM chớp
tắt là BTT đã vào trạng thái setting. Chú ý: Sau 30 giây ở trạng thái SETTING nếu không thao tác trên bộ trung tâm, bộ trung tâm sẽ tự động thoát trạng thái SETTING và trở về trạng thái DISARM.
2.1.2 THOÁT TRẠNG THÁI SETTING CỦA BTT:
Sau khi cài đặt hoàn thành,
- Chỉ có đèn ARM chớp tắt, nhấn và giữ nút SET 03 giây, BTT sẽ phát tiếng bip 03 lần, đèn ARM tắt, nghĩa là BTT đã thoát trạng thái SETTING, trở về trạng thái DISARM.
- Có đèn Z bất kì đang sáng ta bấm SET lần lượt đến khi đèn Z6 tắt thì BTT sẽ thoát trạng thái SETTING.
Chú ý: Nếu trạng thái không như trên (có 1 đèn Z bất kì sáng) mà ta thao tác thoát trạng thái SETTING bằng cách giữ nút SET 03 giây thì BTT sẽ xóa các thiết bị đã cài đặt vào Z đó
(Đây là thao tác xóa thiết bị ra khỏi bộ trung tâm, nên cẩn thận để tránh nhầm lẫn).
2.2.1 CÀI ĐẶT REMOTE VÀO HỆ THỐNG:
- Bấm nút SET 01 lần để vào trạng thái SETTING của BTT (HD ở trên).
- Nhấn nút Set 01 lần nữa, đèn Z1 -gt; Z6 sáng lên, là vào trạng thái cài đặt remote, ta nhấn phím bất kì trên 02 remote, nghe tiếng bip và tất cả đèn Z tắt, nghĩa là remote đã được nhận dạng thành công.
Chú ý: Sau khi nhận diện remote, lúc này BTT vẫn đang ở trạng thái SETTING, ta có thể tiếp tục nhấn nút SET tiếp để cài đặt các thiết bị khác vào BTT hoặc thao tác thoát trạng
thái SETTING như hướng dẫn ở trên.
2.2.2 XÓA REMOTE RA KHỎI HỆ THỐNG:
Ta vào trạng thái cài đặt remote như trên nhưng thay vì ta bấm nút trên remote để BTT nhận dạng thì lúc này ta nhấn và giữ nút SET khoảng 3 giây, BTT thông báo và các đèn Z tắt thì ta sẽ xóa remote ra khỏi hệ thống.
Chú ý: tất cả remote đã nhận dạng sẽ bị xóa hết.
2.3.1 CÀI ĐẶT THIẾT BỊ DÒ VÀO HỆ THỐNG:
- Bấm nút SET 01 lần để vào trạng thái SETTING của BTT.
- Nhấn nút SET tiếp 02 lần trở lên (1 lần sẽ vào phần CÀI ĐẶT REMOTE VÀO HỆ
THỐNG như trên), tương ứng với đèn Z sẽ sáng xoay vòng lần lượt theo thứ tự từ Z1 - Z6, muốn gán thiết nào vào Z nào thì chỉ cần bấm SET cho đến khi đèn Z đó sáng, ta lấy thiết bị dò đó mở nguồn hoặc kích hoạt cho thiết bị đó báo động, đèn Z đó sẽ chớp tắt, nghĩa là ta đã cài đặt thiết bị đó vào hệ thống thành công.
2.3.2 XÓA THIẾT BỊ DÒ KHỎI HỆ THỐNG:
Khi ta muốn xóa thiết bị dò ra khỏi Zone bất kỳ thì ta vào trạng thái cài đặt thiết bị dò như trên của Zone đó, thay vì kích hoạt thiết bị dò để BTT nhận dạng thì ta nhấn và giữ nút SET, sau khoảng 3 giây BTT thông báo và đèn Z ta cần xóa sẽ tắt, nghĩa là tất cả thiết bị dò đã được nhận dạng vào Z đó đã được xóa.
3.1 VÀO TRẠNG THÁI LẬP TRÌNH TỪ XA BẰNG ĐIỆN THOẠI (gọi tắt là RC):
Mọi hoạt động lập trình BTT ta đều thực hiện thao tác này trước. Gắn sim di động vào BTT, dùng điện thoại di động bất kì gọi vào SĐT BTT, BTT sẽ trả lời tự động câu "Please enter the password", sau khi nghe xong ta dùng bàn phím điện thoại bấm Mật khẩu lập trình (Mặc định là 8888, ta có thể thay đổi mật khẩu này theo hướng dẫn bên dưới ), chú ý: bước này ta phải bấm từng số, ngay khi BTT phát âm tiếng Anh số đó, nghĩa là đã nhận số đó thì ta mới bấm số tiếp theo, bấm nhanh thì hệ thống sẽ không nhận đủ kịp các số đã bấm, sau đó BTT sẽ phát tiếng bip dài đồng thời đèn ARM trên BTT sẽ chớp tắt, báo hiệu BTT đã vào trạng thái lập trình từ xa bằng điện thoại, sau đó ta có thể dùng bàn phím điện thoại để điều khiển BTT.
Muốn thoát ta cúp máy điện thoại.
3.2 MẬT KHẨU:
Có 2 loại mật khẩu.
3.2.1 Mật khẩu hoạt động (MKHĐ): mặc định là 1234
Khi gọi vào SĐT BTT, nếu nhập mật khẩu hoạt động này ta chỉ có thể thực hiện các thao tác bật/tắt báo động và giám sát qua ĐT.
Để thay đổi MKHĐ :
(RC) -gt; 30 -gt; XXXX -gt; # (Nghĩa là vào trạng thái lập trinh từ xa bằng điện thoại, sau đó dùng bàn phím điện thoại bấm 30XXXX).
Hoặc nhắn tin SMS: MKLT + 30 + XXXX + # (không đánh dấu +).
X: số tự nhiên bất kì, là mật khấu mới, Mật khẩu bắt buộc có 4 số.
3.2.2 Mật khẩu lập trình (MKLT): mặc định là 8888
Khi gọi vào SĐT BTT, nếu nhập mật khẩu lập trình ta có thể thực hiện các thao tác như thiết lập số điện thoại để thông báo bằng cuộc gọi hoặc nhắn tin, chỉnh sửa mật khẩu và các chức năng khác.
Để thay đổi MKLT:
(RC) -gt; 31 -gt; XXXX -gt; #
Hoặc nhắn tin SMS: MKLT + 31 + XXXX + #
X: số tự nhiên bất kì, là mật khấu mới, Mật khẩu bắt buộc có 4 số.
Vd: Đổi MKHĐ từ 1234 thành 4321 ta (RC) rồi bấm tiếp 304321# hoặc SMS: 8888 30 4321#
Đổi MKLT từ 8888 thành 9999 ta (RC) rồi bấm tiếp 319999# hoặc SMS: 8888 31 9999#
3.3 CÀI ĐẶT VÀ XÓA SỐ ĐIỆN THOẠI VÀO TRUNG TÂM BÁO TRỘM :
3.3.1 Cách cài đặt và xóa số điện thoại để BTT thông báo có báo động bằng cuộc gọi tiếng:
- Bộ trung tâm cho phép ta cài đặt 6 số điện thoại.
Để cài đặt Để xóa
(RC) -gt; 51 -gt; Số ĐT thứ 1 -gt; # 51 -gt; #
52 -gt; Số ĐT thứ 2 -gt; # 52 -gt; #
------- Cho Đến ------
56 -gt; Số ĐT thứ 6 -gt; # 56 -gt; #
Hoặc SMS: MKLT + 51+Số ĐT thứ 1 + # 51+#
52 + Số ĐT thứ 2 + # 52+#
------- Cho Đến ------
56 + Số ĐT thứ 6 + # 56+#
VD: Để cài đặt số ĐT 0912345678 vào số thứ 1 ta (RC) rồi nhấn tiếp 51 0912345678 # hoặc SMS theo cú pháp: 8888510912345678#
- Khi có báo động BTT sẽ gọi lần lượt từng số theo thứ tự từ 1 -gt; 6 và xoay vòng liên
tục 03 lần hoặc đến khi được tắt bởi điện thoại.
Chú ý: Xin xem phần 4.2.b để xem HD điều khiển BTT khi có cuộc gọi đến từ BTT.
3.3.2 Ghi âm lời thoại vào trung tâm:
Mở bộ trung tâm, nhấn nút SET 3 lần, đèn ARM sáng chớp tắt, lúc này ta đọc lời ghi âm vào cách tối đa 30cm so với BTT, sau 10 giây ta nghe tiếng Bíp kéo dài và đèn tắt thì đã ghi âm thành công, BTT tự động thoát trạng thái ghi âm.
3.3.3 Cách cài đặt và xóa số điện thoại để BTT thông báo có báo động bằng tin nhắn SMS:
- Bộ trung tâm cho phép ta cài đặt 3 số điện thoại.
Để cài đặt Để xóa
(RC) -gt; 57 -gt; Số ĐT thứ 1 -gt; # 57 -gt; #
58 -gt; Số ĐT thứ 2 -gt; # 58 -gt; #
59 -gt; Số ĐT thứ 3 -gt; # 59 -gt; #
Hoặc SMS: MKLT + 57 + Số ĐT thứ 1 + # 57+#
58 + Số ĐT thứ 1 + # 58+#
59 + Số ĐT thứ 1 + # 59+#
- Khi có báo động BTT sẽ nhắn tin lần lượt đến 03 số đã cài đặt.
3.3.4 Tùy chỉnh nội dung tin nhắn gửi đi khi có báo động:
- Ta tùy chỉnh lại nội dung tin nhắn chỉ có thể bằng cách nhắn tin đến BTT như sau:
[MKLT] + [9] + [1 – 6] + # +[Nội dung tin nhắn (tối đa 20 kí tự)] + #
VD: đổi tin nhắn khi có báo động ở Z3 thành “Bao dong cua chinh”, ta nhắn tin với
nội dung: 888893#bao dong cua chinh#
- Xóa nội dung tin nhắn bằng cách soạn tin nhắn:
MKLT] + [9] + [1 – 6] + #
3.4.1 CÀI ĐẶT VÙNG BẢO VỆ:
Bước này cho phép ta cài đặt loại báo động, khu vực bảo vệ cho các Z.
Ta thực hiện như sau:
(RC) -gt; 60 + A + B + C +D + #
[60]: bắt buộc là mã lệnh để thực hiện cài đặt vùng bảo vệ.
A: Số của vùng bảo vệ: từ 1 -gt; 6, tương ứng Z1 -gt; Z6.
B: loại báo động: [1]: báo động theo thời gian thực.
[2]: báo động trễ 40 giây.
[3]: báo động 24h một ngày.
[4]: bỏ qua.
C: Khu vực bảo vệ: [1]: báo giúp đỡ. [2]: báo cháy.
[3]: báo xì ga. [4]: báo khóa cửa.
[5]: báo phòng. [6]: báo cửa sổ.
[7]: báo ban công. [8]: báo hàng rào.
D: loại còi: [0]: tắt, [1]: mở.
VD: Cài đặt vùng Z1 thành loại 24 giờ một ngày, báo cháy, có còi.
(RC) -gt; 60 1 3 2 1 #
Hoặc SMS: 8888601321#.
* Chú ý:
Mặc định hệ thống, các Z thuộc loại báo động và khu vực bảo vệ như sau:
Vùng bảo vệ Loại báo động Khu vực bảo vệ
Zone 1 Real time Báo cửa ra vào (Door alarm)
Zone 2 Real time Báo phòng (Hall alarm)
Zone 3 Real time Báo cửa sổ (Window alarm)
Zone 4 Real time Báo ban công (Balcony alarm)
Zone 5 24 giờ Báo cháy (Fire alarm)
Zone 6 24 giờ Báo khí gas (Gas alarm)
Nút báo khẩn trên remote 24 giờ Báo giúp đỡ (Help alarm)
3.4.2 VÙNG BẢO VỆ TẠI NHÀ:
Khi ta nhấn nút có hình ngôi nhà hoặc hình ống khóa cò hình người bên trong trên remote (tùy loại remote mà có biểu tượng khác nhau), hệ thống sẽ bật chế độ báo động tại
nhà, chỉ những khu vực ta cài đặt cho phép nó mới báo động, nhằm thuận tiện cho việc hoạt động trong nhà của chủ nhà.
Bước này cho phép ta cài đặt Z nào sẽ báo động, Z nào không khi chúng ta chuyển qua báo động tại nhà.
Ta thực hiện như sau:
(RC) -gt; 61 + A + B + #
A: số của vùng bảo vệ: từ 1 -gt; 6, tương ứng Z1 -gt; Z6.
B: [0]: không báo động, [1]: báo động.
VD: Cài đặt vùng Z1 báo động tại nhà.
(RC) -gt; 61 1 1 #
SMS: 88886111#
* Chú ý:
Mặc định hệ thống, các Z báo động hay không báo động khi chọn chế độ bảo vệ tại nhà như sau:
Zone 1 Zone 2 Zone 3 Zone 4 Zone 5
Báo động tại nhà Tắt Tắt Mở Mở Mở
3.5.1 CÁI ĐẶT THỜI GIAN (ĐỒNG HỒ) CHO BTT:
Khi ta dùng tính năng hẹn giờ tắt mở tự động của BTT, ta phải thiết lập giờ cho BTT qua bước này nhằm tránh giờ mặc định của BTT chưa chính xác.
(RC) -gt; [32] -gt; [AA] -gt; [BB] -gt; #
Hoặc SMS theo cú pháp: [MKLT] + 32 + [AA]+[BB]+#
AA: giờ BB: phút
VD: Cài thời gian là 3h30 thì ta thao tác (RC) -gt; 03 -gt; 30 -gt; #
SMS: 8888320330#
3.5.2 ĐIỀU KHIỂN HẸN GIỜ:
Bộ báo trộm GSM có tính năng hẹn giờ tắt, mở báo động, mặc định tính năng này tắt, để mở các tính năng đó, ta phải kích hoạt bằng cách như sau:
(RC) -gt; [39] -gt; [0/1] -gt; #
[0]: tắt [1]: mở
SMS: [MKLT] + 39 + [0/1]+ #
3.5.3 HẸN GIỜ MỞ BÁO ĐỘNG:
(RC) -gt; [XX] -gt; [AA] -gt; [BB] -gt; #
SMS: [MKLT] + [XX] + [AA] + [BB] + #
XX: 33, 34, 35 lệnh hẹn giờ mở báo động.
AA: giờ BB: phút
VD: Hẹn 7h30 mở báo động ta thao tác (RC) sau đó nhấn 33 -gt; 07 -gt; 30
Cấu trúc SMS: 8888330730#
3.5.4 HẸN GIỜ TẮT BÁO ĐỘNG:
(RC) -gt; [XX] -gt; [AA] -gt; [BB] -gt; #
SMS: [MKLT] + [XX] + [AA] + [BB] + #
XX: 36, 37, 38 lệnh hẹn giờ tắt báo động.
AA: giờ BB: phút
VD: Hẹn 10h30 tắt báo động ta thao tác (RC) sau đó nhấn 36 -gt; 10 -gt; 30
Cấu trúc SMS: 8888331030#
4. ĐIỀU KHIỂN BTT TỪ XA:
4.1 BẰNG REMOTE:
- ( Hình khóa mở ) Tắt chế độ báo động
- ( Hình khóa ) Mở chế độ báo động cho tất cả Z.
- ( Hình ngôi nhà ) Mở chế độ báo động tại nhà, chỉ Z nào được cho phép.
- ( SOS ) Báo động khẩn, còi sẽ báo động ngay lập tức.
4.2 BẰNG ĐIỆN THOẠI:
a. Khi gọi đến BTT
Gọi vào BTT, sau khi nghe BTT báo "Please enter the password", ta dùng phím số trên điện thoại bấm MKHĐ (Mặc định là 1234), chú ý: bước này ta phải bấm từng số, ngay khi BTT phát âm tiếng Anh số đó, nghĩa là đã nhận số đó thì ta mới bấm số tiếp theo, bấm nhanh thì hệ thống sẽ không nhận đủ kịp các số đã bấm, nếu đúng, ta sẽ nghe báo
"Press 1 for arm ...", lúc đó ta có thể tiếp tục bấm các lệnh sau trên bàn phím điện thoại để điều khiển BTT:
Phím [1]: để mở báo động.
Phím [2]: Tắt báo động.
Phím [3]: trong 30 giây ta sẽ nghe được âm thanh 1 chiều phát ra gần BTT, sau 30 hoặc nhấn phím [3] tiếp để thiết lập lại 30 giây mới
Phím [4]: trong 30 giây ta có thể liên lạc 1 chiều tới BTT qua điện thoại, sau 30 hoặc nhấn phím [4] tiếp để thiết lập lại 30 giây mới
Phím [9]: mở còi, để tắt ta nhấn bất kỳ phím nào từ 1 -gt; 4.
* Tương tự ta có thể dùng ĐT để nhắn tin đến BTT với cú pháp: MKHĐ + [1-4] + #
b. Khi có cuộc gọi từ BTT ta có thể dùng các lệnh sau để điều khiển BTT:
Phím [1]: Tắt báo động đang báo và ngừng gọi các số tiếp theo. Hệ thống vẫn duy trì chế độ báo động.
Phím [2]: Tắt báo động đang báo và ngừng gọi các số tiếp theo. Hệ thống tắt chế độ báo động.
Phím [3]: Tắt báo động đang báo và ngừng gọi các số tiếp theo. Trong 30 giây ta sẽ nghe được âm thanh phát ra gần BTT, sau 30 giây để nghe tiếp ta nhấn phím [3] tiếp.
Phím [4]: Tắt báo động đang báo và ngừng gọi các số tiếp theo. Trong 30 giây ta có thể liên lạc với phía bên BTT qua điện thoại, để liên lạc tiếp ta nhấn phím [4] tiếp.
(sưu tầm)