Đánh giá chi tiết Samsung Ativ Book 7 : Chiếc máy cao cấp cuối cùng của thế hệ chíp Ivy Bridge
Như chúng ta đã biết Ativ Book 7 hay còn được biết đến với tên gọi Serie 7 Ultra được Samsung giới thiệu ngay trước thềm CES 2013 vừa qua. Nó được coi là một bản rút gọn của dòng Serie 9 Ultra với những bổ xung đáng giá nhưng lại có một mức giá thấp hơn giúp cho sản phẩm này dễ tiếp cận với nhiều người dùng hơn so với thế hệ đàn anh. Tuy nhiên do được ra mắt vào thời gian đó nên Ativ Book 7 chỉ được trang bị vi xử lý Ivy Brige, điều đó dần trở nên thành một yếu điểm của sản phẩm này khi thời điểm bán ra của máy lại trùng với sự xuất hiện của các dòng laptop mới được trang bị thế hệ vi xử lý mới tốt hơn của Intel Haswell.
Cấu hình cơ bản của máy:
Màn hình: 13,3" độ phân giải 1920 x 1080, độ sáng 350-nit, góc nhìn 178 độ, tùy chọn cảm ứng
CPU: Intel Core i5 hoặc i7
GPU: AMD Radeo HD 8570M vRAM 1GB
SSD: 128GB hoặc 256GB
Tùy chọn RAM tối đa 16GB
Bàn phím có đèn nền, loa JBL
Cổng kết nối: hai cổng USB 2.0, một cổng USB 3.0, HDMI, Ethernet, miniVGA, đầu đọc thẻ nhớ
Pin: 8 giờ
Độ mỏng: 18,9mm (bản cảm ứng), 17,5mm (không cảm ứng)
Trọng lượng: 1,65kg (có cảm ứng), 1,46kg (không cảm ứng)
Như đã nói ở trên Ativ Book 7 được bán ra với mức giá khởi điểm chỉ 1060$ rẻ hơn rất nhiều so với Book 9, trong khi lại sở hữu một hình đáng mơ ước của một chiếc máy tầm chung và cao cấp. Máy sở hữu một màn hình 13,3 inch độ phân giải 1080p, trang bị vi sử lý Intel core i5, card đồ họa tích hợp cùng với 4GB RAM DDR3, ổ cứng lưu trữ dạng SSD dung lượng 128GB. Cùng với đó dàn âm thanh của máy cũng được nâng cấp lên rất nhiều, mạnh mẽ hơn so với Book 9.
Cảm nhận đầu tiên
Samsung Ativ Book 7 được tung ra thị trường cùng lúc với Series 7 Chronos (nay là Ativ Book 9) nên vì vậy giữa chúng có nhiều nét tương đồng trong ngôn ngữ thiết kê, từ việc sử dụng khung nhôm lẫn kết cấu võ máy cho đến thiết kế của những phím kim loại, cả hai đều rất giống nhau. Cũng giống như ở phiên bản Series 9 cao cấp hơn, Samsung tỏ ra khá cầu kì trong việc thiết kế phiên bản này với nút nguồn được bố trí ở phía trên cùng với một biểu tượng của hãng JBL màu cam nhỏ khá là bắt mắt, phía dưới là một trackpad lớn với viền crom sáng. Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai máy là trên Ativ Book 7 ta không có cảm giác thực sự cao cấp như của Serie 9, điều mà Samsung không hề hướng tới khi tạo ra sản phẩm này. Song trên thực tế thì Ativ Book 7 vẫn là một thiết bị với thiết kế khá là tốt, các đường nét thiết kế vẫn rất gọn gàng và hiện đại. Khi gập lại trông máy vẫn khá là mỏng vơi chỗ dày nhất chỉ là 1,7cm, tuy không ấn tượng bằng những gì trên Series 9 nhưng điều đó cũng không quá quan trọng, về tổng thế đây vẫn là một chiếc máy đẹp và mỏng nếu so với những sản phầm trên thị trường hiện nay.
Tuy nhiên, Ativ Book 7 lại tỏ ra khá là nặng so với đa số các laptop màn hình cảm ứng hiện nay, chẳng hạn như Lenovo IdeaPad Yoga 13. Đặc biệt khi đem so sánh với Toshiba Kirabook máy trở nên nặng hơn một cách khó hiểu. Thật khó để lý giải điều này trong khí máy cũng sở hữu một cấu hình tương tự các mẫu ultrabook 13" khác, pin cũng không lớn hơn và nhất là máy không có ổ quang lẫn card đồ họa rời.
Bù lại, Ativ 7 lại tỏ ra có lợi thế so với các mẫu ultrabook khác khi được trang bị khá đầy đủ các cổng kết nối. Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy cổng Ethernet loại có khớp để mở hoặc đóng khi cần. Máy còn được trang bị tới 3 cổng USB( 1 chiếc 3.0 và 2 chiếc 2.0) được bố trí xung quang 2 cạnh máy cùng với cổng HDMI, và jack cắm tai nghe, khe khoá Kensington và đầu đọc thẻ nhớ. Máy không có cổng VGA kích thước tiêu chuẩn nhưng Samsung làm thêm một cổng kết nối nhỏ miniVGA và tặng kèm giắc chuyển trong bộ phụ kiện.
Bàn phím và Trackpad
Giống như các máy cao cấp khác của Samsung, các phím bấm trên Ativ Book 7 được thiết kế khá là rộng rãi, điều này giúp cho bạn có thể thao tác nhanh chóng mà không sợ bị gõ nhầm phím, ngay cả các phím điều hướng cũng được Samsung làm khá là to so với bình thường, thứ mà hay bị các nhà sản xuất khác thu gọn đi khi muốn bàn phím trở nên gọn gẽ hơn. Mặc dù vậy nhưng khoảng không gian hai bên bàn phím vẫn còn khá rộng rãi, điều đó khiến người ta nghi ngờ rằng Samsung đã cố ý làm điều đó nhằm bổ xung thêm một điều thú vị nào nữa trong phiên bản tiếp theo, rất có thể là loa công suất lớn hơn. Ngoài ra bàn phím của Ativ Book 7 cũng được trang bị đèn nền giống như đa số các dòng laptop cao cấp hiện nay. Tứt nhiên, bạn có thể kiểm soát tính năng này bằng cách ấn tổ hợp phím Fn-F10.
Tuy nhiên rất tiếc là chất lượng của bàn phím lại không được như mong đợi, thử nghiệm cho thấy phím bấm của Ativ Book 7 tỏ ra khá là cứng, có cảm giác cần nhiều lực hơn để có thể gõ mượt mà. Đôi khi, bạn sẽ phải ấn lại sau một số lần ấn phím lỗi. Hy vọng điều này sẽ được Samsung cải thiện trong đợt nâng cấp sau này.
Về Trackpad, phải công nhận rằng đây là phiên bản có bàn cảm ứng tốt nhất mà chúng tôi từng thử nghiệm trong thời gian gần đây. Tất cả các thao tác: từ cuộn song song hai ngón đến zoom bằng nhiều ngón và nhất là chuyển hướng bằng một ngón đều rất ổn. Thật sự, nhiều Ultrabook có thể phóng to một cách mượt mà, kiểm soát quy mô trang hoặc màn hình một cách dễ dàng, nhưng rất ít ultrabook làm được những điều này khi thực hiện di chuyển một ngón tay. Thêm nữa là các nút chuột chính (trái và phải) cũng hoạt động chính xác. Nhìn chung, trackpad của Ativ Book 7 có thể nói là niềm mơ ước của các laptop Windows hiện nay.
Màn hình
Màn hình mà Samsung sử dụng trên Ativ Book 7 là loại 13,3 inch với viền thiết kế khá mỏng, điểm thường thầy ở các dòng laptop gần đây của Samsung. Điều này đã khiến sản phẩm có kích thước nhỏ gọn hơn so với các máy cùng kích thước màn hình và tạo cảm giác "cao cấp" hơn cho sản phẩm. Tuy nhiên đây không phải loại màn hình laptop 3.200 x 1.800 mà Samsung giới thiệu tại sự kiện SID mới đây. Song với kích thước 13,3-inch nhưng lại có độ phân giải lên đến 1080p, các chi tiết được thể hiện một cách rõ nét, dù quan sát kĩ thì cũng thật khó để thấy được các điểm ảnh cũng như hiện tượng răng cưa cũng không hề xuất hiện. Các màu sắc được thể hiện khá là rõ nét đặc biệt là các gam màu đậm, trông rất sống động và điều này hầu như không bị thay đổi nhiều cho dù bạn có thay đổi góc nhìn, tứt nhiên nó vẫn bị ảnh hưởng đôi chút ở các góc hẹp song bạn có thể hạn chế điều này bằng cách điều chỉnh đố sáng của màn hình.
Âm thanh
Đây lại là một điểm cộng nữa Ativ Book 7. Âm thanh phát ra từ máy khá là cân bằng và dễ chịu tương thích với đa số các thể loại nhạc hiện nay. Tuy nhiên âm lượng của máy lại không được lớn cho lắm, chỉ cần một ít âm thanh phát ra từ xe cộ đi ngang qua hay tiếng ồn phát ra từ một chiếc điều hòa cũ cũng đủ át đi phần nào âm thanh của máy. Vì vậy nếu muốn tận hưởng trải nghiệm âm thanh tốt nhất với Ativ Book 7 tốt nhất bạn nên tìm cho kình một không gian yên tĩnh hơn để tận hưởng. Nếu không, hãy tận hưởng với một dàn loa lớn hơn hay đơn giản hãy sử dụng tay nghe khi muốn thưởng thức âm nhạc.
Hiệu năng
Với việc sở hữu một cấu hình khá là tốt được trang bị ổ cứng loại SSD cùng với việc sử dụng nền tảng Windows 8 giúp cho ATIV Book 7 có được thời gian khởi động máy khá ấn tượng. Máy chỉ cần đến 8s để khởi động xong tính từ lúc ấn nút nguồn đến khi màn hình Start hiện ra, thậm chí còn nhanh hơn nữa nếu bạn khởi động máy từ chế độ Sleep. Ở các bài benchmark hiệu năng của máy, với cấu hình đã được nêu ở trên, khi thực hiện ở các bài benchmark hiệu năng tổng thể của máy với PCMark 7 và khả năng đồ họa với 3Dmark06 máy cho kết quả không quá ấn tượng, xấp xỉ nhau ở mức 4118 và 4045 điểm. Tương tự ở bài benchmark khả năng đồ họa tổng thể với 3Dmark11 máy cũng chỉ đạt 600 điểm.
Về hiệu suất của ổ cứng, trong bài benchmark với ATTO, ổ cứng trên Ativ Book 7 cho tốc độ đọc khá ấn tượng trung bình khoảng 626MB/s cao hơn mức thường thấy ở các ultrabook hiện nay song lại thấp một cách bất ngờ ở khả năng ghi khi chỉ đạt 137MB/s.
Kết quả này cho thấy hiệu năng của Ativ Book 7 cũng chỉ xấp xỉ mức trung bình của các mẫu Ultrabook hiện nay chứ không có gì đột phá. Tuy nhiên trên thực tế điều đó không ảnh hưởng nhiều đến khả năng hoạt động của máy, các ứng dụng được khởi động khá là nhanh và mượt mà.
Còn về nhiệt độ, máy tỏ ra khá là mát. Trong bài thử nghiệm, sau một tiếng bật nhạc liên tục trên nền web, khu vực bàn phím của máy vẫn khá là mát, hơi ấm hơn một chút ở phía dưới máy và khu vực gần quạt tản nhiệt. Tiếng ồn phát ra từ quạt tản nhiệt cũng khá là nhỏ, không ồn lắm đặc biệt là khi so sánh với đối thủ chính hiện nay Toshiba Kirabook.
Thời lượng pin
Khi công bố sản phầm này, Samsung đã nói rằng với thỏi pin dung lượng 57Wh máy hoàn toàn có thể sử dụng được 6,7 h. Chúng tôi hy vọng rằng trong thực tế bạn cũng có thể có gần đạt được mức trên trong điều kiện làm việc bình thường, với các tác vụ không yêu cầu nhiều đồ họa như duyệt web, tứt nhiên là với mức sáng màn hình đặt ở thấp hơn. Còn trong bài thử nghiệm của chúng tôi ở điều kiện bật video liên tục, Wifi bật và độ sáng của màn hình ở mức 65%, máy hoạt động được trong vòng 5 giờ 2 phút trước khi tắt hoàn toàn. Tứt nhiên điều này cũng không phải quá tệ nếu so sánh với thời lượng trung bình của các Ultrabook màn hình cảm ứng, sử dụng vi xử lý Ivy Bridge hiện nay khoảng 5 tiếng rưỡi cho một lần sạc.
Tuy nhiên điều này sẽ được cải thiện đáng kể nếu Samsung làm mới Ativ Book 7 với vi xử lý Haswell tiết kiệm điện hơn.
Tổng kết
Với mức giá 1060$ khi được bán ra như hiện nay, Samsung Ativ Book 7 thực sự là một chiếc máy hấp dẫn với vi xử lý core i5, màn hình cảm ứng 1080p cùng với một ổ cứng SSD dung lượng 128GB. Ngoài ra nó còn sở hữu một chiếc touchpad có chất lượng tốt thuộc loại hàng đầu trong số các máy tính Window hiện nay, bàn phím được mặc dù được thiết kế khá là phẳng nhưng vẫn cho trải nghiệm tốt, cùng với ổ SSd có tốc độ đọc dữ liệu tỏ ra vượt trội so với các Ultraboook hiện nay. Không những thế máy hoạt động khá là mát và ít ồn, màn hình của máy cũng sắc nét và góc nhìn rộng hơn nếu đem so sánh với Yoga 13 mặc dù giá bán thì xấp xỉ nhau. Những thứ trên đáng lẽ có thể giúp cho Ativ Book 7 được đánh giá cao hơn nếu không có sự xuất hiện của thế hệ vi xử lý Haswell lúc này. Tuy nhiên, một nhược điểm đáng tiếc của nó là lại nặng hơn so với đa số các ultrabook 13" khác trong khi pin không lớn hơn.
Nhìn chung Ativ Book 7 là một lựa trọn không tồi lúc này. Tuy nhiên chúng tôi vẫn khuyên bạn nên kiên nhẫn đợi thêm một thời gian nữa, khi mà các nhà sản xuất tiến hành nâng cấp sản phẩm của mình với vi xử lý Haswell, bạn sẽ có nhiều lựa chọn tốt hơn lúc này, hy vọng Samsung cũng làm điều đó với Ativ Book 7.
Bài viết tương tự
FSP Aurum 850 Pro – Dành cho dân chơi chuyên nghiệp
1/ Công suất, hiệu suất và hệ số PF 2/ Điện áp 3/ Nhiệt độ ..
Sự thật về nguồn fsp ge 500W - có đáng để mua với giá gần 250.000 đ
Mượn bài test bên VOZ http://vozforums.com/showthread.php?t=3180884 Con nguồn vừa được gửi từ VN sang, được ông anh họ mua với giá 250k. (Ảnh 1..
FSP SAGA 400W
Fan 12cm, 24pin, 1x4+4pin(CPU), 1x6pin PCI-E, 2SATA, 3ATA, 1FDD, A.PFC Anh em Lấy SL call trực tiếp 0987 982 782 sẽ có giá tốt nhất cho anh em hàng c..
Canon EOS 1000D (Rebel XS / Kiss F) Review
Canon EF 70-200mm f/4L IS USM Canon EOS 1000D (Rebel XS / Kiss F) Giới thiệu: "> ">Canon EOS 1000D có vẻ bề ngoài giống hệt 450D. Ảnh: Reghardware..
Đánh giá chi tiết Sony Duo 13 : Máy tính bảng lai với kiểu dáng trượt độc đáo
Trở lại cuối năm trước, khi Sony ra mắt VAIO Dou 11, với nhiều tính năng mạnh mẽ, và màn hình HD sắc nét, Sony đã tạo được tiếng vang lớn trong giới công nghệ..
Đánh giá chi tiết Macbook Air 2013 : Cũng cố ngôi vương
Cuối cùng WWDC 2013 cũng đã kết thúc cùng với việc Apple giới thiệu cho chúng ta những hệ điều hành mới cùng với rất nhiều thiết bị đi kèm, trong đó có Macboo..